Cách Storytelling - Viết để "chạm" tới cảm xúc người đọc

Mỗi người chúng ta đều có những điểm chạm khác nhau. Nó có thể bắt đầu từ lời nói, hành động, và có thể là những con chữ trên trang giấy, Hôm nay Trung sẽ chia sẻ đến cho các bạn đọc 1 bài viết cũng khá thú vị liên quan đến srorytelling - cách mà chúng ta chạm đến cảm xúc người đọc bằng ngôn từ

Cách Storytelling "chạm" tới cảm xúc người đọc

Trong cái thời mà ai cũng ra rả về câu chuyện phải viết storytelling, phải viết bài kể chuyện đi, vậy lý do tại sao mà storytelling lại gần gũi và dễ chạm tới cảm xúc người đọc hơn là các bài viết quảng cáo xôi thịt bình thường?

CÁC LỚP PHÒNG VỆ CẢM XÚC CỦA MỖI NGƯỜI

Theo thầy Bát Nhã (tác giả quyển Content & Nghệ thuật Storytelling), mỗi người sẽ có 5 lớp phòng vệ cảm xúc tương đương với 5 mối quan hệ phổ biến (ảnh 1)
(1) Người thân – Gắn liên với cảm giác vì nhau, không hề toan tính vụ lợi
(2) Bạn bè – Gắn liền với sự vui vẻ, và đôi khi là khoe mẽ
(3) Người yêu – Gắn liền với sự yêu thương và trân trọng
(4) Thầy cô, đồng nghiệp.v.v. – Gắn liền với sự tôn trọng, hài lòng
(5) Người lạ – Gắn liền với cảm xúc tự hào
Mỗi lớp phòng vệ này sẽ tương ứng với cách riêng biệt mà mỗi người đặt cảm xúc vào. Ở mỗi giai đoạn cuộc đời mỗi người sẽ tập trung vào một lớp phòng vệ khác nhau:
Ví dụ: Thời thơ ấu, xung quanh ta chỉ có người thân và bạn bè, do đó lớp phòng vệ Tôi – người thân và bạn bè sẽ phát huy mạnh mẽ
Thời niên thiếu, chúng mình đi học, bớt nghe lời bố mẹ hơn, do đó lớp phòng vệ bạn bè, người yêu, thầy cô sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết
Khi đã trưởng thành, chúng ta có xu hướng mong muốn quay trở về nhà, thi thoảng nhớ lại những mối quan hệ bạn bè cũ, tự nhiên lớp phòng vệ cảm xúc người thân lại bắt đầu mạnh mẽ hơn
Con người sẽ luôn trôi nổi trong các lớp cảm xúc chứ không nằm cố định ở bất kỳ lớp nào cả. Và Content Storytelling sẽ đi vào và phá vỡ từng lớp cảm xúc, từ đó chạm tới người đọc. Ngoài ra, việc dịch chuyển họ từ lớp này qua lớp khác cũng là một trong những cách bán hàng hiệu quả

VÍ DỤ VỀ CÁCH STORYTELLING PHÁ VỠ CÁC LỚP CẢM XÚC VÀ “CHẠM” TỚI NGƯỜI ĐỌC

Trong bài viết này, những câu chuyện đã đi sâu vào lớp phỏng vệ cảm xúc TÔI – BẠN BÈ. Nếu chỉ đưa ra các gạch đầu dòng, kết hợp diễn giải những phần text cơ bản thì mấy khái niệm “bạn từng thời điểm, bạn một thời, bạn cả đời” sẽ chỉ lưu dấu lại trong tâm trí người một chút xíu rồi quên ngay.
Ngược lại, các câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng lại giúp người đọc “hoài niệm” về quãng thời gian đã qua, quãng thời gian sinh viên. Ngay tại thời điểm này, chúng ta kéo người đọc đang từ các lớp cảm xúc ở hiện tại, dịch chuyển dần về lớp cảm xúc TÔI – BẠN BÈ. Điển hình có thể đo lường thông qua một số cmt như ảnh số 3
Ở mỗi thời điểm trong đời, chúng ta sẽ đặt mình trôi nổi trong các tầng lớp cảm xúc khác nhau liên quan tới các mối quan hệ xung quanh. Việc của người viết là kéo người đọc dịch chuyển dần về lớp cảm xúc mà mình muốn, từ đó tạo sự “phụ thuộc cảm xúc” và đọc giả sẽ bắt đầu nương theo câu chuyện, hành trình, tin hơn vào thông điệp mà bản thân người viết truyền tải
- Tác giả: Hoài Thịnh -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét